Mặc cho những quan ngại về diễn biến phức tạp của Covid-19, cuộc đấu giá đồng hồ của Phillips tại Hongkong hồi đầu tháng 7 vẫn diễn ra tốt đẹp với những cú chốt giá ngoạn mục. Mời bạn cùng WOW Vietnam điểm qua những đại diện xuất sắc nhất.
Chính thức xuất hiện trên thị trường vào tháng 5 năm 2019, Tập đoàn Watches of Switzerland đã khẳng định sức mạnh của mình khi phát triển mạnh mẽ tại hai thị trường chủ lực là Anh quốc và Hoa Kỳ.
Năm 2020, Grand Seiko kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 bằng hai sự kiện đặc biệt: khai trương cửa hàng boutique tại Paris và ra mắt hai chiếc đồng hồ Paris Vendôme phiên bản giới hạn.
Ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ đã sống sót sau nhiều cuộc khủng hoảng tồi tệ. Song giờ đây, các hãng lớn lại phải đối mặt với những khó khăn trầm trọng khi cuộc khủng hoảng kinh tế có khả năng nổ ra.
Với sự chuyển giao nhanh chóng trong phân khúc thị trường, các thương hiệu cần suy nghĩ lại về cách họ định vị đồng hồ dưới 15 triệu VND khi người mua sắm ngày càng lựa chọn đồng hồ thông minh hơn.
Thị trường đồng hồ second-hand đang là phân khúc phát triển rất nhanh chóng, khiến cả các tập đoàn lớn như Richemont cũng đang phải đau đầu đối phó. Nhưng có nền tảng đã phát triển vượt ra ngoài doanh số bán đồng hồ, để cung cấp thông tin và dữ liệu có giá trị về những mẫu đồng hồ được ưa chuộng nhất thế giới.
Sau khi bị COMCO buộc tội là “có hành vi chống cạnh tranh” khi bán ra các bộ máy ETA, giờ đây, tập đoàn Swatch đã nộp đơn khiếu nại lên Toà án Liên bang Thuỵ Sĩ để yêu cầu bãi bỏ quyết định trên.
Apple có thể không tiết lộ họ đã bán được bao nhiêu đồng hồ, nhưng theo một báo cáo mới về thị trường đồng hồ thông minh, kết quả của hãng hoàn toàn vượt trội so với các nhà sản xuất đồng hồ nổi tiếng nhất thế giới.
2019 có thể được xem là một năm sôi động của thị trường đồng hồ Việt Nam, với hàng loạt biến chuyển khó đoán định nhưng cũng đầy thú vị từ các thương hiệu lớn.
Doanh số đấu giá tại New York, London và Monaco cho thấy rằng khác xa với dự đoán về hiện tượng suy giảm, nhu cầu về đồng hồ cổ điển cao cấp từ các thương hiệu uy tín đang ở mức cao nhất mọi thời đại.
Việc theo đuổi các “chén thánh đồng hồ” đang buộc nhiều người chơi tìm kiếm những món đồ quý giá này trên thị trường thứ cấp. Những người “đầu cơ” này hiện phải đối mặt với nguy cơ “truy lùng” từ các thương hiệu quyết duy trì hiện trạng. Nhưng điều đó liệu có thể kéo dài bao lâu? Một người đầu cơ “tự xưng” đã khẳng định là mình có câu trả lời.
Từ tháng 10 đến đầu tháng 11, Audemars Piguet tổ chức cuộc triển lãm mang tên Beyond Watchmaking mở cửa miễn phí cho toàn bộ công chúng tại Tokyo. Trong không gian tuyệt đẹp do Mathieu Lehanneur thiết kế, lịch sử 200 năm thương hiệu đã được bày ra trước mắt hàng ngàn người đến xem. Cũng tại đây, chúng tôi đã có dịp trò chuyện cùng Giám đốc điều hành toàn cầu của AP – ông François- Henry Bennahmias.
“Đầu cơ sinh lời” đã trở thành khái niệm quen thuộc với ngành công nghiệp đồng hồ ngày nay cũng như đối với các nhà đầu tư bất động sản cách đây một thập kỷ. Thế nhưng, hiện tượng này lại khiến giới chơi đồng hồ chịu thiệt khi giá cả lại đột nhiên tăng vọt.
Trong tổng số 40 đồng hồ có giá trị cao nhất tại các đấu giá tháng này của cả Christie’s, Phillips và Sotheby’s, 19 chiếc đến từ Patek Philippe và 15 chiếc mang nhãn hiệu Rolex.
Là người chơi đồng hồ và cũng là “fan” hâm mộ Rolex, tôi luôn cảm thấy khó hiểu trước tình trạng các quầy kệ trống trơn trong đại lý phân phối 3 năm trở lại đây. Câu chuyện chỉ phần nào sáng tỏ khi tôi có dịp tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của hãng trong đợt công tác tại Singapore.
3 năm đứng trên cương vị Chủ tịch Christie’s châu Á – Thái Bình Dương và đồng thời là nhà sưu tầm có tiếng tăm, ông Francis Belin có lẽ là người hiểu về thế giới sưu tầm và đấu giá đồng hồ hơn ai hết.