Câu chuyện về các múi giờ
Sự trở lại mạnh mẽ của hoạt động du lịch trên toàn cầu đã khơi mào cho nhu cầu về đồng hồ đa múi giờ. Có thể bạn đã biết về GMT và UTC, nhưng sẽ càng ngạc nhiên hơn khi biết rằng vẫn còn nhiều điều thú vị hơn thế đằng sau đó.
Chỉ tồn tại hai khái niệm thời gian trong thế giới vật lý: Thời gian tương đối tạo nên một phần của chiều không gian thứ tư – như cách Einstein đã mô tả, và khái niệm thời gian vận hành theo hướng entropy. Trong thế giới công nghệ, thương mại, y tế, văn hóa hay chính trị hiện nay… lại tồn tại rất nhiều khái niệm thời gian khác nhau và dường như không tuân theo bất kỳ một logic nào. Trong khi đó, những ai thường xuyên di chuyển đến những đất nước xa xôi bằng đường hàng không hoặc gọi điện thoại quốc tế đều biết đến sự phức tạp của các múi giờ. Tuy vậy, chúng chính là một phần của cuộc sống toàn cầu trong bối cảnh hiện đại, và năm sau (năm 2024) là kỷ niệm 140 năm ngày những “sự phức tạp” ấy ra đời. Mặc dù vậy, khái niệm về các múi giờ vẫn còn khá non trẻ, cũng như sẽ thay đổi liên tục.
“Về bản chất, vấn đề của các múi giờ thật sự khá đơn giản ở mặt lý thuyết, nhưng lại là một câu chuyện phức tạp trong thực tế”, như cách Emily Akkermans đã mô tả. Cô ấy là một Nhà giám sát Thời gian tuyệt vời tại Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich ở London: (“Tôi vẫn phải xoay sở để điều chỉnh thời gian đúng theo ý muốn của mình”, cô ấy nói đùa). “Chúng tôi phải can thiệp vào các múi giờ trên thế giới để thay đổi mọi lúc. Những lý do ấy có phải là yếu tố chính đáng hay không còn tùy thuộc ở việc bạn đang theo trường phái nào”.
Với bề dày lịch sử tiên phong trong lĩnh vực hàng hải, kể từ năm 1884 Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich là nơi được chọn làm ranh giới chia cắt Đông bán cầu và Tây bán cầu, đồng thời là mốc bắt đầu cho các múi giờ trên toàn cầu – tức địa điểm nằm trên kinh tuyến số 0 (kinh tuyến gốc) theo quy ước quốc tế. Điều này vẫn là một sự thật hiển nhiên bất chấp ranh giới này đang dịch chuyển khoảng hơn 100m về phía đông từ giữa những năm 1980, hoặc ngay cả khi các phép đo đã được cải thiện nhiều nhờ sự ra đời của hệ thống định vị vệ tinh.
Biểu thị thời gian
Thật vậy, có thể cho rằng chính sự tiến bộ của công nghệ, từ thời đại hơi nước đến khi nhân loại phát minh ra dòng điện đã khởi xướng khái niệm hợp lý hóa các múi giờ. Nếu trong phần lớn lịch sử loài người, thời gian là một vấn đề cục bộ được hiểu theo cách đại khái bởi những người địa phương hiếm khi đi xa quê hương, và đặc biệt là hầu hết mọi người khi ấy không có thiết bị đo thời gian. Sự xuất hiện của hoạt động thương mại đường biển quốc tế trong thời Trung Cổ, sau đó là sự xuất hiện của điện báo, cũng như đường sắt trong thời kỳ hậu Cách mạng Công nghiệp đã thay đổi tất cả.
Vì ấn phẩm này viết về đồng hồ đeo tay cùng các thiết bị đo đạc thời gian nói chung, nên không ai trong số các bạn – những độc giả thân mến sẽ ngạc nhiên về mối liên hệ giữa đồng hồ bấm giờ và kinh độ. Một số bạn thậm chí sẽ nhớ lại rằng sự dịch chuyển 15 độ theo bất kỳ hướng nào sẽ tương ứng với sự chênh lệch một giờ trong múi giờ địa phương. Lần đầu tiên ý tưởng này được các biên tập viên ủng hộ (trong nhiều năm) theo quan sát của nhà vật lý kiêm thợ đồng hồ Ludwig Oechslin, rằng chúng ta có thể quan sát trái đất quay quanh trục của chính mình bằng cách nhìn vào chuyển động của kim đồng hồ.
Nếu bạn sở hữu đồng hồ chỉ báo thời gian đa múi giờ như Patek Philippe đã chứng minh qua chiếc Ref. 5224R, có nghĩa là bạn có thể theo dõi đồng thời 24 múi giờ chính trên thế giới – mặc dù điều này phức tạp hơn một chút. Đó cũng là con số dựa trên việc có 24 giờ trong ngày và 360 độ trong một hình cầu – lý giải cho nguyên nhân tại sao lại có đến 360 đường kinh độ.
Tiếp theo, chúng ta hãy bàn về chủ đề kinh độ, điều thực sự không phải là nội dung của câu chuyện này. Cần lưu ý rằng, việc xác định chính xác vị trí của một người trên biển chính là ý nghĩa lớn nhất của kinh độ, và một thợ mộc kiêm thợ đồng hồ người Anh tên John Harrison đã đóng vai trò then chốt ở đây. Vô số tai nạn trên biển đã xảy ra do các thủy thủ không thể xác định được vị trí của họ, cũng như không kiểm soát được sự hiện diện của các mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Sự ra đời của đồng hồ hàng hải là một trong những thứ đã thay đổi tất cả. Điện báo không dây (với sự ra đời của đài phát thanh) đã giúp ích cho việc này, những người theo dõi thời gian trên đất liền cũng được hưởng lợi, ví dụ như tàu hỏa trên đường sắt đã chứng minh. Bạn có thể nghĩ rằng câu chuyện đã là quá khứ, với chức năng định vị vệ tinh nhưng nó tiếp tục là chủ đề cho điểm mấu chốt của câu chuyện này – thời gian cũng chính là lợi ích quốc gia, chính trị và kinh tế.
Kết hợp nhưng không chuẩn hóa
Hãy nghĩ đến việc cứ mỗi khi bạn di chuyển về phía đông hoặc phía tây vài trăm dặm thì giờ mặt trời sẽ thay đổi. Do đó, việc điều chỉnh hoạt động của tàu hỏa hoặc múi giờ quốc gia, dù là lãnh thổ lớn hay nhỏ luôn cần được thực hiện thường xuyên. Nhưng điều này nhanh chóng trở nên rất rắc rối vào năm 1870, khi Hoa Kỳ có đến 75 giờ đường sắt khác nhau từ bờ biển này sang bờ biển khác và điều đó vô tình gây mâu thuẫn với giờ địa phương mà hành khách đã biết.
Không có gì ngạc nhiên khi đó một kỹ sư đường sắt tên Sandford Fleming – người đầu tiên đề xuất hệ thống múi giờ toàn cầu được liên kết với Kinh tuyến Greenwich, hay Giờ trung bình Greenwich – GMT. Đó là hệ thống mà chúng ta vẫn sử dụng đến ngày nay, đồng thời là lý do tại sao một góc 15 độ của bề mặt địa cầu đại diện cho một giờ đồng hồ. Tuy nhiên rắc rối ấy vẫn chưa thực sự biến mất. Logic có thể quy định rằng có 24 múi giờ cùng hoạt động trong một giờ đồng hồ, và ta có thể hình dung Trái đất như một quả cam được tạo thành từ các múi giờ, nhưng trên thực tế lại có đến 38 múi giờ khác nhau.
Và đó mới chỉ là khởi đầu của sự nhầm lẫn. Ví dụ, nước Nga rộng lớn đến mức trải rộng trên 11 múi giờ, nhưng đôi khi chỉ tuân theo 9 múi giờ. Ngược lại, Trung Quốc trải dài khắp 5 múi giờ nhưng chỉ dùng một múi giờ duy nhất. Một số quốc gia đã ứng dụng rồi hủy bỏ quy ước vào năm 2019, ví dụ như Ma-rốc đã lùi đồng hồ chỉ sau một tháng trong lễ Ramadan. NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu thậm chí còn đang thảo luận về việc tạo ra múi giờ riêng cho mặt trăng. Điều đó thật thú vị vì thời gian trên mặt trăng trôi qua nhanh hơn khoảng 56 micro giây/ ngày – so với trên Trái đất, điều này đủ để làm rối tung hệ thống định vị của con người.
Và sau đó là những rắc rối xoay quanh Giờ mùa hè (DST – Daylight Savings Time), mặc dù không phải quốc gia nào cũng chấp nhận quy ước này để tăng thêm một khoảng thời gian so với múi giờ tiêu chuẩn tại một số địa phương tại một giai đoạn nhất định trong năm. Hoặc có một thực tế khác là các múi giờ thậm chí còn chênh lệch nhau không trọn một giờ. Chẳng hạn, thời gian của Ấn Độ và nước láng giềng Nepal chỉ cách nhau 15 phút. Ngoài ra còn có những chênh lệch khó hiểu khác: Eucla ở miền nam Australia đi trước UTC 8 giờ 45 phút, hay Giờ phối hợp quốc tế UCT về mặt kỹ thuật là sự kế thừa của GMT – mặc dù Khu vực phía Bắc đi trước 9,5 giờ.
Ít sẽ được nhiều?
Sẽ tốt hơn nếu cắt giảm số lượng múi giờ? Người ta đã lập luận rằng điều đó sẽ mang lại lợi ích kinh tế, chẳng hạn Indonesia đã thảo luận về việc cắt giảm các khu vực của mình từ 3 múi giờ còn 2 múi giờ, vì họ cho rằng điều đó sẽ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh. Nhưng tại sao muốn cắt giảm múi giờ? Tại sao không loại bỏ tất cả các múi giờ và có một giờ toàn cầu?
Đó là lập luận của Steve Hanke – Giáo sư Kinh tế học ứng dụng tại Đại học John Hopkins, Baltimore cùng cộng sự là Richard Henry – Giáo sư Thiên văn học. Họ lập luận rằng điều này sẽ giúp thông tin liên lạc, tài chính, hậu cần và thương mại trở nên suôn sẻ hơn. Đó là lý do tại sao American Samoa đã vượt qua mốc thời gian quốc tế vào năm 2011, do đó chính thức không bao giờ có ngày 30 tháng 12 trong năm đó, vì vậy họ có thể đồng bộ hơn với đối tác thương mại lớn nhất của mình là Australia và New Zealand. Hơn nữa, họ nói rằng, khác với đường sắt trước kia, giờ đây nhờ có internet, vệ tinh và máy bay phản lực, mà tốc độ liên lạc toàn cầu cần một khu vực duy nhất. Một số khách du lịch thường xuyên đã nghĩ theo cách này: “kể từ đầu những năm 1970, các phi công của hãng hàng không đã sử dụng Giờ Quốc tế cho dù họ đang ở đâu trong suốt hành trình bay”.
Hanke giải thích: “Múi giờ là một chức năng của khoảng cách, di chuyển chậm giữa điểm này và điểm khác. Nhưng chúng tôi lập luận rằng với sự di chuyển nhanh chóng của con người và thông tin liên lạc hiện đại, các múi giờ địa phương đã trở nên lỗi thời. Chúng ta đã từng có hàng trăm nghìn múi giờ trên khắp thế giới, rồi sau đó là 38 múi giờ như hiện nay. Đề xuất của chúng tôi chỉ đơn giản là chuyển từ 38 múi giờ thành một múi giờ, cùng lý do phù hợp: Đây là một thế giới… nhỏ”.
Đùa giỡn với thời gian
Một điều thú vị nữa là, từ lâu các múi giờ đã được chính trị hóa ở cấp lãnh thổ, quốc gia và địa chính trị. “Theo giờ GMT, buổi trưa là 12 giờ – khi mặt trời ở vị trí cao nhất trên bầu trời và đó là ý tưởng mà chúng ta đã quen thuộc dù ở bất kỳ nơi đâu. Chắc bạn sẽ không muốn giờ trưa lệch quá xa so với mặt trời buổi trưa”. Akkermans chia sẻ. “Trong một sự sắp xếp mang tính toàn cầu mới, ai sẽ được “sở hữu” buổi trưa? Không có câu trả lời đúng hay sai, nhưng thật dễ dàng để thấy ý tưởng trên sẽ không dễ dàng về mặt chính trị như thế nào”. Nên nhớ rằng các quốc gia vẫn thích “chơi đùa” với thời gian.
Vào năm 2007, khi Venezuela quyết định đặt đồng hồ của mình lùi lại 30 phút so với giờ tiêu chuẩn, khiến nước này trở thành một trong số ít các quốc gia không đồng bộ – trong đó có Iran và Afghanistan, có thể họ đang đưa ra một tuyên bố nào đó về quyền tự quyết của quốc gia mình. Có thể cho rằng những lời kêu gọi EU bỏ ba múi giờ của mình để chỉ sử dụng một múi giờ là việc nhấn mạnh hệ tư tưởng của siêu quốc gia để thúc đẩy thương mại dễ dàng hơn. Tây Ban Nha – đất nước xa xôi về phía Tây trên lục địa châu Âu vẫn bị mắc kẹt trong múi giờ “sai” theo giờ GMT. Và nhiều ví dụ khác nữa… Đó là ở tầm vĩ mô.
Nhưng tác động của việc thay đổi múi giờ được cảm nhận rất nhiều ở cấp độ vi mô. Đó là lý do tại sao chiến dịch gỡ bỏ “daylight-savings time” và đặt Vương quốc Anh vào cùng múi giờ với phần còn lại của Châu Âu chỉ cách điểm gần nhất là 34km, nhưng bị Quốc hội Scotland bác bỏ. Điều đó có nghĩa, buổi sáng mùa đông ở phía bắc Vương quốc Anh sẽ không có ánh sáng cho đến 10 giờ sáng. Như Akkermans đã nói: “Chúng ta có xu hướng nghĩ về các múi giờ theo hướng đông và tây, nhưng chúng cũng có thể có ảnh hưởng từ bắc xuống nam. Và sau đó, do ảnh hưởng của ánh sáng ban ngày, đó là lúc các múi giờ trở nên thực sự quan trọng”.
Vấn đề về nhịp sinh học
Đối với con người, chúng ta thức hoặc ngủ theo nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, do đó nhịp sinh học này được quản lý bằng cách chúng ta tiếp xúc với ánh sáng ban ngày, tức quá trình mặt trời mọc và lặn. Người ta lập luận rằng, càng nhiều người buộc phải sống theo múi giờ càng ít địa phương hóa, thì tác động đến chất lượng giấc ngủ càng lớn, điều này có tác động dây chuyền đến sức khỏe, giáo dục, năng suất và nói chung là phúc lợi của một quốc gia. Điều đó cũng dẫn đến việc một số nơi trên thế giới sẽ cần nhiều múi giờ hơn.
Ví dụ cụ thể nhất chính là Ấn Độ – đất nước sẽ cho ta thấy rõ tại sao điều đó là cần thiết. Trải dài 2.933km từ đông sang tây, mặt trời mọc ở phía đông sớm hơn gần hai giờ so với ở phía tây, tuy nhiên quốc gia này vẫn có một “Giờ chuẩn Ấn Độ”. Với hàng trăm triệu người ở phía Tây Ấn Độ bắt đầu ngày mới trong bóng tối, đồng nghĩa mức tiêu thụ điện tại đây rất lớn. Điều này cũng nói lên việc những học sinh trải qua những buổi tối nhẹ nhàng hơn luôn có một ngày dài hơn. Và điều đó có nghĩa là chúng ngủ ít hơn. Các nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ này ít có khả năng hoàn thành bậc tiểu học và trung học cơ sở. Đề xuất chia Ấn Độ thành hai múi giờ cho đến nay đã bị chính phủ từ chối chỉ vì lo sợ sẽ gây ra nhiều rắc rối khi vận hành hệ thống đường sắt.
Hanke lập luận rằng một múi giờ duy nhất sẽ không ảnh hưởng đến giờ địa phương. Hanke nói: “Chúng ta vẫn sống theo nhịp điệu tự nhiên của mình – một múi giờ duy nhất sẽ không làm mất đi đồng hồ sinh học mà tất cả chúng ta đều quen thuộc. Một thời gian phổ quát thậm chí có thể khơi dậy sự tôn trọng mới đối với đồng hồ sinh học của chúng ta. Điều đó chỉ có nghĩa là đồng hồ của mọi người sẽ hiển thị cùng một vị trí trên mặt số”.
Một tiêu chuẩn cho tất cả
Sự quen thuộc của chúng ta với việc sắp xếp cuộc sống, thói quen và hoạt động hàng ngày theo giờ địa phương sẽ khiến đề xuất “giờ toàn cầu duy nhất” nghe rất kỳ quặc. Vì ngày làm việc ở bờ biển phía đông của Hoa Kỳ sẽ bắt đầu lúc 14 giờ và kết thúc vào khoảng 22 giờ; ngày mới ở Úc sẽ bắt đầu lúc 1 giờ. Tuy nhiên, Hanke nói: “ngày làm việc sẽ vẫn được tiến hành trong suốt khoảng thời gian ban ngày của địa phương”. Ông nói thêm, “múi giờ toàn cầu duy nhất thực sự không hơn gì việc quay trở lại với cách xử lý các vấn đề ở địa phương trước khi có đường sắt, với việc bổ sung đồng hồ thế giới đảm bảo rằng các vấn đề quốc tế vẫn tiếp tục: sẽ có thời gian làm việc và sẽ có thời gian phổ quát”.
Hanke gợi ý rằng “đây gần như là những gì đã xảy ra ở Trung Quốc”. Mặc dù, về mặt chính thức, múi giờ quốc gia duy nhất có nghĩa một số tổ chức và doanh nghiệp, cũng như mọi người phải hoạt động vào giờ giấc khác thường, nhưng một cách không chính thức, nhiều người Trung Quốc đặt lịch trình hàng ngày của họ theo một thứ gì đó gần giống với giờ mặt trời và bỏ qua thời gian do nhà nước quy định cho đến khi cần thiết.
Hanke lập luận: “Chỉ vì có một múi giờ thống nhất toàn cầu duy nhất không có nghĩa là không có phạm vi cho sự đa dạng hoàn toàn ở cấp địa phương. Mọi người vẫn thức dậy khi mặt trời mọc và vẫn đi ngủ vào ban đêm. Nhưng chẳng có ích gì khi mày mò cách sắp xếp múi giờ lộn xộn hiện tại nữa. Chúng ta nên bắt đầu và thực hiện sự thay đổi ngay bây giờ”. Thời gian trên đồng hồ có thể tùy ý, có thể là bất cứ thứ gì mà những người trong vòng kết nối của chúng ta đồng thuận nhưng vẫn là một khái niệm vô cùng mơ hồ. Liệu sự thay đổi mà Hanke đề xuất có xảy ra không? Quan trọng nhất, cuối cùng chúng ta sẽ thoát khỏi nghi thức phải điều chỉnh đồng hồ mỗi khi hạ cánh xuống một sân bay xa xôi nào đó không? Hay chúng ta sẽ cần đến những chiếc đồng hồ có hai mặt số để chỉ báo thời gian vạn năng và giờ mặt trời?
“Cuối cùng chính tính ứng ứng dụng sẽ đòi hỏi một quyết định cho vấn đề này”, Hanke nói. “Mọi thứ đều sắp xếp một cách tự nhiên, bởi hành động của con người, vì chúng được mong muốn hoặc vì sự hữu ích. Cũng không có tiêu chuẩn chung cho ngôn ngữ, tiền bạc hay thị trường. Chúng ở đó vì chúng có ý nghĩa. Và điều này cũng đúng với khái niệm thời gian phổ quát”.