Vintages

07 mẫu đồng hồ bấm giờ nổi bật nhất lịch sử TAG Heuer

Có bề dày lịch sử từ năm 1887 đến 2016, TAG Heuer là thương hiệu gắn liền với các mẫu đồng hồ bấm giờ. Dưới đây là 7 mẫu đồng hồ bấm giờ nổi bật nhất.

Jun 06, 2019 | By Hai Yen Ho

Chiếc đồng hồ bấm giờ đầu tiên xuất hiện trong danh mục công ty được ra đời năm 1882, được tiếp nối bởi hàng loạt cỗ máy bấm giờ khác và liên tục kéo dài cho đến ngày hôm nay. Mời bạn đọc cùng World of Watches Vietnam điểm qua 7 mẫu đồng hồ bấm giờ nổi bật xuyên suốt chiều dài lịch sử của thương hiệu.

1. Oscillating Pinion (1887)

Một trong những thành công lớn nhất của nhà sáng lập TAG Heuer – Edouard Heuer – chính là việc tạo nên những cỗ máy bấm giờ có cơ cấu kỹ thuật đơn giản hơn, giá thành phải chăng hơn nhưng vẫn sở hữu độ chính xác đáng nể. Trong thế kỷ 19, horizontal clutch là tính năng cơ bản trong đồng hồ bấm giờ, nhưng Heuer lại muốn tạo nên cách đơn giản hơn để kết nối cơ cấu bấm giờ với bộ máy.

Vào ngày 3/5/1886, ông được trao bằng sáng chế chính thức cho phát minh mà ông gọi là “oscillating pinion” (pinbông dao động), hay còn được biết đến với cái tên “rocking pinion”. Cơ chế này gồm một trục chính gắn kèm pinbông ở phần cuối. Mỗi pinbông được nối với các bánh răng chỉ giây trong bộ máy và một bánh răng khác gắn với cơ cấu bấm giờ. Khi cơ chế bấm giờ được kích hoạt, pinbông được đẩy ra khỏi phần bánh răng bấm giờ. Thiết bị này hoạt động hiệu quả đến mức nó trở thành hình mẫu trong nền công nghiệp đồng hồ, và giờ đây được sử dụng trong nhiều bộ máy bấm giờ khác như ETA 7750.

2. Mikrograph (1916)

Năm 1914, Charles-Auguste Heuer đã khởi động dự án tham vọng nhất của ông từ trước đến giờ. Ông yêu cầu các thợ đồng hồ trong xưởng tạo ra chiếc đồng hồ bấm giờ có độ chính xác gấp 10 lần so với bất kỳ loại nào khác. Chỉ vài tháng sau, mẫu thử hoạt động ở tần số 360.000 vph được ra đời, có thể đo thời gian chính xác đến 1/100 giây.

Mỗi chiếc đồng hồ bỏ túi hình tròn trông khá giống Spartan này đều có núm vặn lớn gấp đôi như đồng hồ chronograph. Tay bấm giờ quay với tốc độ nhanh bất thường: cứ sau mỗi 3 giây. Mỗi 2 phút trôi qua sẽ được ghi nhận ở phần trên của mặt số. Bộ máy được trang bị bộ thoát đòn bẩy từ tính và cân bằng bù với lò xo cân bằng Breguet.

Cơ chế này đã mang lại cho Heuer bằng sáng chế vào ngày 2/10/1916. Mikrograph được bán với giá 100 franc Thụy Sĩ, tương đương 120 USD. Tuy có giá không cao, nhưng Mikrograph vẫn được xem là thước đo chính xác nhất của các khoảng thời gian cực ngắn.

3. Carrera 12 (1963)

Giám đốc điều hành của Heuer, Jack Heuer (chắt của người sáng lập Heuer) đã đặt tên cho chiếc đồng hồ này sau cuộc đua xe hơi Carrera Panamericana dài 2.000 dặm được tổ chức tại Mexico từ năm 1950 đến 1954 (từng bị tạm ngưng vì bị cho là nguy hiểm, cuộc đua được tái khởi động vào năm 1988.) Đây chính là phiên bản đầu tiên trong bộ sưu tập sau này trở thành biểu tượng của thương hiệu.

Ấn tượng nổi bật nhất trong chiếc đồng hồ đến từ phần mặt số. Mép mặt số dốc lên 45 độ, và thay vì trống như các mép đồng hồ khác, mép chiếc Carrera 12 có thêm thang đo giây. Điều này giúp đường kính quay số được nới thêm 2mm, giúp người sử dụng dễ dàng theo dõi thời gian hơn.

Bên cạnh đó, Heuer còn đem đến cái nhìn 3 chiều cho mặt số bằng cách ẩn đi các phần phụ. Ông cũng bỏ qua các thang đo bổ sung như telemeter hoặc tachymeter để chiếc đồng hồ có vẻ ngoài tinh khiết và gọn gàng. Đồng hồ hoạt động nhờ bộ máy thủ công Valjoux 72.

4. Monaco (1969)

Năm 1969, bộ máy pin thạch anh đầu tiên được phát triển và chuẩn bị tung ra thị trường. Nhưng giới chế tác đồng hồ cơ khi đó không hề lo lắng về một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra, vì thế, đối với Jack Heuer, thế giới dành cho đồng hồ cơ vẫn còn rất rộng mở.

Tuy nhiên, đối mặt với thực tế doanh thu sụt giảm, vào năm 1965, Heuer đã hợp tác với Breitling, Büren và Dubois Dépraz để phát triển bộ máy bấm giờ tự động. Bộ máy được gọi là Calibre 11, và tiếp tục được đưa vào sản xuất năm 1969. Đây là một trong 3 bộ máy chronograph tự động ra đời vào năm đó, cũng là bộ máy bấm giờ tự động đầu tiên được chế tạo (2 cái tên còn lại là Zenith-Movado và Seiko.) Để giúp phát triển Calibre 11, Heuer đã đóng góp 500.000 franc Thụy Sĩ, đồng thời đưa bộ máy vào phần vỏ thép vuông không gỉ và chống nước.

Vốn yêu thích đua xe, Jack Heuer đã đặt tên cho chiếc đồng hồ là Monaco sau cuộc đua Công thức 1 của Grand Grand Prix. Vì việc quảng cáo tiêu tốn quá nhiều tiền, công ty đã tìm đến những cách có chi phí thấp hơn để quảng bá đồng hồ. Và cái tên được Jack Heuer lựa chọn để quảng bá đồng hồ chính là tay đua Công thức 1 người Thụy Sĩ Jo Siffert (Siffert qua đời trong một vụ tai nạn xe đua năm 1971). Chiếc Monaco càng trở nên nổi tiếng khi được tài tử Steve McQueen đeo trên tay bên bộ trang phục của Jo Siffert trong bộ phim Le Mans năm 1971. Chính vì thế, đến nay, Monaco đã trở thành một vật phẩm sưu tầm đầy giá trị.

5. Chronosplit Manhattan GMT (1977)

Khả năng theo dõi thời gian ở mỗi người không phải lúc nào cũng giống nhau. Những người có thị lực yếu đôi khi thấy khó khăn khi theo dõi màn hình hiển thị kỹ thuật số. Trong khi đó, kiểu hiển thị bằng kim lại đôi khi bị cho là trừu tượng. Nhưng cả hai vấn đề trên đều đã được khắc phục với chiếc Chronosplit Manhattan GMT được ra mắt năm 1977, cho phép người đeo có để đọc thời gian theo cả hai cách trên: analog và kỹ thuật số.

Chính vì thế, chiếc đồng hồ được Heuer mô tả là dành riêng cho những người muốn nhiều hơn một chiếc đồng hồ điện tử thông thường. Vỏ máy được làm bằng thép, bao quanh mặt số sáu cạnh mà nửa dưới kèm kim để hiển thị giờ, phút và giây. Ngày được hiển thị trong một cửa sổ nhỏ tại vị trí 4 giờ. Cơ chế này hoàn toàn độc lập với màn hình tinh thể lỏng được đặt ở phần trên của mặt số. Các nút để điều chỉnh các chức năng khác nhau được đặt dọc theo cạnh trên của phần vỏ đồng hồ.

Điểm đặc biệt khác ở chiếc đồng hồ này là ngay cả khi đồng hồ bấm giờ đang chạy, người dùng vẫn có thể chuyển đổi màn hình để hiển thị thời gian tham chiếu 24 giờ, ví dụ như thời gian tại múi giờ quê nhà (đây là nguồn gốc của chữ “GMT” trong tên của đồng hồ). Thứ và ngày trong tuần cũng có thể xuất hiện trên màn hình kỹ thuật số.

6. Mikrotimer Flying 1000 (2011)

Vươn đến vị trí hàng đầu trong các mẫu đồng hồ bấm giờ cơ siêu chính xác, TAG Heuer đã cho ra mắt chiếc concept watch mang tên Mikrotimer Flying 1000 tại Baselworld 2011. Cỗ máy này đã làm được điều mà không chiếc đồng hồ cơ nào trước đây có thể làm được: đo khoảng thời gian đến 1/1.000 giây gần nhất. Tương tự như phiên bản Mikrograph 1/100 giây, Mikrotimer Flying 1000 có hai có 2 bộ truyền động tách biệt, mỗi bộ có hệ thống dao động và bộ thoát riêng. Tần số của bộ dao động chronograph là 3,6 triệu vph (500 Hz). Bộ máy còn có thêm lò xo cân bằng rất ngắn, rộng và mạnh được hợp tác sản xuất cùng Atokalpa, nhà sản xuất bộ phận đồng hồ thuộc sở hữu của Sandoz Family Foundation (cũng sở hữu Parmigiani Fleurier).

Vành tóc hoạt động song song cùng bộ thoát có cấu tạo đặc biệt. Các rung động của lò xo cân bằng được khởi động và dừng lại với sự trợ giúp của hệ thống đẩy và phanh (impulse-and-braking), tác động trực tiếp lên các bộ phận của lò xo cân bằng (đồng hồ không có bánh xe cân bằng). Đồng hồ bấm giờ có mức dự trữ năng lượng chỉ 3,5 phút. Chức năng giờ trong ngày hoạt động theo cách thông thường, sử dụng bộ tạo dao động với tần số 28.800 vph.

7. Carrera Heuer 02 Tourbillon Chronograph (2016)

Bộ máy của chiếc đồng hồ này bắt nguồn từ bộ máy đồng hồ bấm giờ do TAG Heuler sản xuất, Calibre CH-80, được tung ra vào năm 2014 (công ty ngưng sản xuất CH-80 ngay khi bộ máy được giới thiệu, kèm theo lời giải thích rằng thay vào đó, họ muốn tập trung vào bộ máy chronograph năm 1887 hơn).

Đồng hồ có tourbillon bay, đường kính 32mm, được làm bằng titan và carbon. Bộ máy với một hộp cót duy nhất này đã được chứng nhận COSC, cùnng khả năng dự trữ năng lượng trong khoảng 65 giờ. TAG Heuer đã tự sản xuất các bộ phận chính trong bộ máy và lắp ráp tại nhà máy của thương hiệu ở Chevenez (lò xo cân bằng được Atokalpa chế tạo). Phần vỏ, tương tự Carrera Heuer 01, là mô-đun có 12 phần.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất của đồng hồ không phải là bộ máy hay vỏ mà chính là giá cả: 15.950 đô la, con số thấp đáng kinh ngạc dành cho tính năng tourbillon do một thương hiệu Thụy Sĩ sản xuất. Phiên bản giới hạn màu đen tuyền có giá 21.200 USD.

Theo WatchTime

 
Back to top