Vacheron Constantin và dấu ấn Haussmannian
Các mẫu đồng hồ độc bản trong bộ sưu tập Les Cabinotiers – Récits de Voyages mới phản chiếu biên giới địa lý rộng lớn của Vacheron Constantin. Vượt châu Âu, hành trình này đi qua Paris - thành phố thủ đô nơi Vacheron Constantin đặt đại lý từ đầu thế kỷ 19.
Châu Âu là vùng đất hào phóng với Vacheron Constantin. Bản thân nhà sáng lập Jean-Marc Vacheron là con trai một người thợ dệt di cư đến Geneva. Pháp và Ý đã nhanh chóng trở thành những thị trường lớn cho con cháu nhà sáng lập, các khu cảng như Genoa và Livorno giúp giữ mối giao thương hàng hải. Từ đầu thế kỷ 19, khi quan hệ đồng sở hữu được xác lập giữa Jacques-Barthélémi Vacheron và François Constantin vào năm 1819, Nhà chế tác dần vươn đến các quốc gia lớn tại châu Âu, đến năm 1850 thì đồng hồ của hãng đã được bày bán khắp lục địa.
Để đảm bảo sự vinh danh cho ngành chế tác đồng hồ là tương xứng, một chiếc đồng hồ có tính kiến trúc cao, thậm chí ba chiều là sự lựa chọn hiển nhiên. Công việc tỉ mỉ này đòi hỏi 150 giờ làm việc trên một chiếc đồng hồ có hình dáng tonneau gợi lên sự sang trọng của Paris thông qua những đường cong hài hòa ở giữa thân vỏ.
Được giới thiệu lần đầu vào năm 1912, hình dạng tonneau này là một phần di sản của Vacheron Constantin và là điển hình của bộ sưu tập Malte được thiết kế lại một thế kỷ sau đó. Người nghệ nhân bậc thầy đã không để lại bất kỳ bề mặt trống nào trên bộ vỏ vàng hồng 18k 5N. Vành bezel cùng nắp lưng được chạm vân tròn, có khắc các vòng sóng tròn ở mặt trước và nông ở mặt sau. Trong khi các vấu có các rãnh lõm, khoảng giữa thân vỏ đặc biệt nghệ thuật, đồng thời gợi nhắc rằng chiếc đồng hồ có bộ máy siêu mỏng này chỉ dày 12,7mm.
Phần cạnh vỏ có hình mãnh sư điêu khắc phù điêu được bao quanh bởi một đường diềm. Sau khi đi nét hình trang trí bằng máy trổ chuyên dụng, người thợ khắc bắt đầu tạo ra một champlevé bằng cách đẽo bỏ vật liệu xung quanh các họa tiết, trong đó các khối được tạo ra bằng cách sử dụng một mũi khoan. Kết quả là hiệu ứng chiều sâu chính xác một cách tỉ mỉ, tương ứng với 4/10mm đối với con sư tử và 2/10 đối với đường diềm cần được đánh bóng.
Bộ máy cũng được hoàn thiện và tô điểm một cách tỉ mỉ, một công việc càng trở nên phức tạp hơn bởi thực tế đây là một bộ máy cơ siêu mỏng. Với độ dày chỉ 6,1mm, hình dáng tonneau và trên hết là bộ giữ nhịp tourbillon – bộ máy lên dây cót thủ công calibre 2790 SQ là một kỳ tích kỹ thuật thực sự. Được Vacheron Constantin ra mắt vào năm 2014, bộ máy gồm 246 chi tiết này hiển thị giờ và phút, giây nhỏ trên lồng quay tourbillon, ngày và mức năng lượng dự trữ được thiết kế lộ cơ hoàn toàn để tạo ra một kiến trúc trang trí ba chiều. Tương tự, trục của các kim giờ đã được di chuyển lên trên một chút để tạo thêm không gian cho lồng tourbillon hình chữ thập Malta, biểu tượng của Maison từ năm 1880.