Features

Rolex và nỗ lực bảo tồn đại dương qua từng câu chuyện kể

Là khách mời danh dự của Hội nghị chuyên đề Hành tinh Vĩnh cửu với những nhân vật đặc biệt từ Rolex, WOW đã có dịp học hỏi nhiều điều cần thiết nhằm bảo vệ đại dương trên hành tinh mà chúng ta đang sống.

Dec 02, 2019 | By Hai Yen Ho

Nhà sinh vật học biển Sylvia Earle bơi trong đại dương ngập đầy rác thải nhựa

Theo dự án Fish Foward của châu Âu, trung bình một người ăn 19,2kg cá một năm, gấp đôi so với 50 năm trước. Trong năm 2013, khoảng 93 triệu tấn cá đã bị đánh bắt trên toàn thế giới với 38,5 triệu tấn sản phẩm bị khai thác lãng phí do các hoạt động đánh bắt. Chỉ trong 40 năm qua, số lượng sinh vật biển đã giảm 39%.

Sự tàn phá này không chỉ ảnh hưởng đến hàng trăm triệu động vật ngoài đại dương mà còn là môi trường sống của chúng. Bên cạnh việc lấy đi rất nhiều từ biển cả, chúng ta cũng thêm vào đó nhiều rác hơn. Những mảnh vụn nhựa trong đại dương giết đi hơn 1 triệu động vật biển (động vật có vú, cá, cá mập, rùa và chim) mỗi năm. Hiện nay, theo ước tính, có đến 100 triệu tấn nhựa đang chìm nổi giữa lòng các đại dương, và chỉ trong năm nay, công cuộc bảo tồn đã ngốn của chúng ta đến 60 tỷ bảng.

Trên thực tế, một nghiên cứu do Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF) ủy quyền đã phát hiện ra rằng trung bình, mọi người có thể bị hấp thụ số lượng nhựa nhiều bằng một chiếc thẻ tín dụng mỗi tuần.

Chúng ta từng nghĩ rằng đại dương quá lớn và vững chãi đến mức chúng ta không thể làm hại nó. Chỉ trong vài thập kỷ, chúng ta đã làm xáo trộn các hệ thống căn bản trên hành tinh; Chúng kết nối với nhau mà giờ đây chúng ta mới nhận ra được giá trị thực sự. Nhiều người vẫn không hiểu rằng việc bảo vệ đại dương đồng nghĩa với bảo vệ chính mình.” Nhà sinh vật học biển Sylvia Earle, nhân vật được Rolex uỷ nhiệm từ năm 1982, cho biết.

Cô Earle trong bức ảnh của nhiếp ảnh gia David Doubilet khi quan sát bọt biển và sự phát triển của san hô trên chiếc cọc tại một bến tàu. Những cấu trúc nhân tạo này trở thành rạn san hô nhân tạo cung cấp môi trường sống cho các sinh vật biển.

Hỗ trợ khoa học, bảo tồn thiên nhiên

Nắm giữ vai trò cốt lõi trong nỗ lực gìn giữ hành tinh xanh chính là đội Mission Blue của Tiến sĩ Sylvia Earle. Như một dạng đội đặc nhiệm bảo vệ môi trường, Tiến sĩ Earle và Mission Blue thám hiểm những nơi xa lạ để tìm hiểu những hệ sinh thái quan trọng và thúc đẩy hỗ trợ để bảo vệ chúng.

Nhà sinh vật học biển đáng kính gọi những khu vực này là “Hope Spots” – những khu vực đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của đại dương và niềm hy vọng của Trái đất theo nghĩa đen. Và trong khi một số “Hope Spots” này được bảo vệ chính thức, số khác vẫn cần đến hoạt động pháp lý và thực tiễn đến từ các quốc gia.

Đúng là như thế. Tiến sĩ Earle chia sẻ rằng mục tiêu của Mission Blue không chỉ là thăm dò, nghiên cứu và bảo vệ đại dương trên trái đất, mà còn truyền cảm hứng hành động cho mọi người nói chung. Để làm được điều đó, Hội nghị chuyên đề Hành tinh vĩnh cửu đã mời một đại diện Rolex khác, nhiếp ảnh gia đại dương David Doubilet.

Câu chuyện bảo tồn

Ông Doubilet đã dành cả đời mình để ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ lẫn tàn khốc từ đại dương bao la. Trên thực tế, nhà báo ảnh nổi tiếng của National Geographic nhận thấy rằng việc chia sẻ những bức ảnh về sự thay đổi nhanh chóng của biển cả sẽ vẽ nên cả hy vọng và hậu quả thảm khốc của những gì chúng ta sẽ mất nếu không khắc phục ngay lập tức.

Thách thức ban đầu của ông Doubilet chính là cơ sở hạ tầng và công nghệ để chụp ảnh dưới nước từng không tồn tại. Chính vì thế, trước hết, ông cần phát triển một hệ thống chụp ảnh dưới nước từ nền tảng “các thiết bị nguyên thủy”. Một khi công nghệ đã phát triển đầy đủ, Doubilet ngày càng bắt được nhiều tiếng kêu cứu của Trái đất.

“Quá nhiều điều tốt có thể trở thành xấu” – Nhiếp ảnh gia David Doubilet nói về sự phát triển quá mức của cỏ dại sargassum

Tiến sĩ Earle cho biết rằng giờ đây, chúng ta lập bản đồ sao Hỏa nhiều hơn so với bản đồ về đại dương, nên cần phải cảm kích những người như David Doubilet khi quyết định truyền tải những câu chuyện ít phổ biến song lại cần thiết hơn, như sự nguy hiểm mà cá chình nước ngọt, cá mú goliath và biển Sargasso đang gặp phải. Kể lại những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu, Doubilet chia sẻ trải nghiệm cá nhân về sự phát triển quá mức của cỏ dại sargassu khi nhiệt độ gia tăng, đe dọa bóp nghẹt cuộc sống lưỡng cư trên các bãi biển dọc bờ biển Mexico.

Theo National Geographic, người dân ở Trinidad và các đảo Caribbean khác đã buộc phải sơ tán khỏi nhà vì khí hydro sunfua độc hại do cỏ dại thối rữa trên bãi biển, đưa nỗ lực giáo dục về lợi ích tự nhiên của cỏ biển đối với biển cuộc sống trong khu vực về không; một phép ẩn dụ cho sự cân bằng tinh tế mà con người đang phá vỡ vì chúng ta chỉ đơn giản là đã không xem xét tất cả các tác động và hậu quả từ hành động của chúng ta.

Chim cánh cụt Chinstrap và gentoo quây quần nghỉ ngơi trên đảo Dank, Nam Cực.

“Những tảng băng mê hoặc tôi bởi vì chúng là phép ẩn dụ hoàn hảo cho biển cẩ: mắt thường chỉ có thể trông thấy một phần nhỏ”. Doubilet nói khi nhắc lại chuyến phiêu lưu nhiếp ảnh đến vườn băng Greenland ở Đảo Red tại Scoresbysund Fjord. Từ sự thật xấu xí khi băng ngày càng biến mất anh đưa ra, chúng tôi càng buộc phải chứng kiến ​​bộ mặt của biến đổi khí hậu.

Nhìn chằm chằm vào chúng tôi là gương mặt của một chú hải cẩu con với bộ lông trắng muốt, sinh ra trên biển băng ngoài khơi Vịnh St. Lawrence. Những tảng băng quý giá từng đủ chỗ cho người sử dụng xe trượt tuyết dạo khắp 100 dặm, giờ đây chỉ còn là một túi nước đá mỏng manh do nhiệt độ ngày càng tăng, dẫn đến tỷ lên 100% tử vong của những chú hải cẩu con. Đó là một thảm kịch thực sự mà không ai có thể bỏ qua.

Cá đuối phương Nam lướt qua vùng biển tuyệt đẹp tại North Sound, đảo Grand Cayman.

Đối với cả khoa học và công cuộc bảo tồn tự nhiên, việc kể chuyện đã trở thành kho vũ khí mạnh mẽ. Sự tàn phá đời sống san hô, bao gồm cả việc tẩy trắng một phần ba Rạn san hô Great Barrier là những thảm kịch mà cả Sylvia và David đều đã thấy tận mắt. Lặn ra khỏi bờ biển Isla del Toro, một hòn đảo nhỏ gần Majorca, Tiến sĩ Earle đã phát hiện ra rạn san hô khỏe mạnh, nhưng ẩn chứa sau đó là câu chuyện về một nửa rạn san hô trên thế giới đã biến mất.

“Chúng ta đang sở hữu món quà của thời gian, và thời gian hành động là ngay bây giờ. Càng về sau, hành tinh này càng mất đi khả năng tồn tại vĩnh viễn.” – Tiến sĩ Sylvia Earle cho biết.

“Nếu nhìn từ không gian, Trái đất có màu xanh,” đó là một sự thật mà Tiến sĩ Earle đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc bảo vệ đại dương. Trong một cuộc phỏng vấn với Rolex.org, cô nhấn mạnh, “Lịch sử sự sống trên Trái đất chủ yếu là lịch sử đại dương. Khi bạn lấy một xô nước từ đại dương, bạn có thể thấy một mặt cắt ngang của sự sống trên Trái đất. Đại dương thực sự là nơi hành động phải được xúc tiến.”

Chúng ta đang nhanh chóng đạt đến ngưỡng của quỹ đạo Trái đất, mà các hành vi xâm hại không thể bị đảo ngược. Nếu chúng ta không hành động ngay lúc này, chúng ta có thể không bao giờ có cơ hội hành động nữa. Và Tiến sĩ Earle chính là người thể hiện thông điệp này tốt nhất: “Càng về sau, hành tinh này càng mất đi khả năng tồn tại vĩnh viễn.”


 
Back to top