Rolex và 42 năm đồng hành cùng “Những người phi thường”
Nếu có bất cứ động lực đơn lẻ nào phía sau những giải thưởng vinh danh cá nhân của Rolex, đó chính là tinh thần quyết tâm làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Được Hans Wilsdorf và Alfred Davis thành lập năm 1905 tại London, Rolex đã tạo dựng tên tuổi khi theo đuổi lý tưởng về những chiếc đồng hồ cao cấp. Từ việc là nhà sản xuất đầu tiên tạo nên đồng hồ bấm giờ vào năm 1910, đến chiếc đồng hồ chống nước đầu tiên Rolex Oyster 1926, và vĩnh viễn thay đổi chức năng của một chiếc đồng hồ khi cho ra mắt Datejust năm 1945 – chiếc đồng hồ đầu tiên có khả năng tự động thay đổi hiển thị ngày trên mặt số – Rolex luôn hướng đến sự hoàn mỹ trong mọi khía cạnh. Như một minh chứng khác cho tinh thần tiên phong, hướng tới sự hoàn hảo cùng nỗ lực giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn, Rolex đã và đang khai phá lĩnh vực mới: Giải thưởng Rolex.
Vào năm 1976, kỷ niệm 50 năm ra đời mẫu Rolex Oyster huyền thoại, thương hiệu đồng hồ lớn nhất thế giới lập ra Giải thưởng Rolex. Những nỗ lực tài trợ không mệt mỏi này được thể hiện trên trang Rolex.org, đang soi đường cho sứ mệnh của thương hiệu là “truyền cảm hứng, giúp tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, thông qua hành động của những người phi thường”. Nhờ đó, những khách hàng và người chơi sành sỏi của Rolex một lần nữa nhận ra rằng những chiếc đồng hồ đắt giá không chỉ đơn thuần là biểu tượng cho vị thế và của cải .
Những nhân vật được Rolex trao giải thường có một điểm chung là đều đóng góp cho sự phát triển tốt đẹp của xã hội. Họ dùng tài năng, nỗ lực và tâm huyết xây dựng các dự án hỗ trợ con người và môi trường, xã hội. Để biến những ý tưởng thành hiện thực, các cá nhân cần có nguồn lực và khả năng truyền cảm hứng bất tận cho người khác, quyết tâm đi đến tận cùng để đạt được thành công. Thông qua Giải thưởng, Rolex tiến hành tài trợ, chia sẻ câu chuyện về những dự án tại Rolex.org, truyền cảm hứng và chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
James Cameron và công cuộc bảo tồn văn hoá bản địa Amazon
Ngày nay, khi truy cập Rolex.org, người yêu đồng hồ không chỉ đơn thuần tìm kiếm những thông tin về đồng hồ, những bộ sưu tập mới, các thiết kế nổi bật, mà họ còn tìm hiểu cách những nhân vật trong Giải thưởng Rolex nói về mẫu đồng hồ mà họ đang sở hữu. James Cameron, đạo diễn phim Avatar chia sẻ một kỷ niệm giữa ông và Ropni – người đứng đầu bộ tộc người Kayapo:
“Tôi nghĩ, tôi phải làm gì để có thể mang đến cho ông ấy điều tương tự, một cái gì đó thuộc về cá nhân tôi, có giá trị với ông cũng giống như món quà mà ông dành cho tôi vậy. Vì vậy, tôi đưa ông chiếc đồng hồ Rolex Submariner.”
Đối với Cameron, chiếc Rolex Submariner luôn là biểu tượng của sự bền bỉ trong hành trình khám phá. Chiếc đồng hồ nằm trên cổ tay James trong vô số chuyến thám hiểm suốt 20 năm qua, và giờ đây, nó lại tìm thấy ngôi nhà mới trong tận rừng sâu Amazon. Trong suốt quá trình thực hiện bộ phim Avatar, Cameron nghiên cứu nhiều điều về văn hoá bản địa và nhận ra rằng những bộ tộc này, như trong phim thể hiện, đang bị tước mất nhiều quyền lợi, bị đẩy ra khỏi nơi sinh sống, có nguy cơ bị xoá sổ văn hóa vĩnh viễn.
Khi Avatar đạt doanh thu kỷ lục với hơn 2,7 tỷ đô la, trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại, Cameron cảm thấy phải có trách nhiệm trở thành một nhà hoạt động nhân quyền đại diện cho các bộ tộc bản địa này. Được làm quen và thậm chí là phát triển tình bạn thân thiết với Ropni, tộc trưởng người Kayapo tại Amazon, Cameroon cuối cùng đã gia nhập bộ tộc với nghi lễ đặt tên truyền thống đầy vinh dự và thiêng liêng của người Kayapo. Với lòng biết ơn sâu sắc, Cameron chia sẻ, “Tôi nghĩ, tôi phải làm gì để có thể mang đến cho ông ấy điều tương tự, một cái gì đó thuộc về cá nhân tôi, có giá trị với ông cũng giống như món quà mà ông dành cho tôi vậy. Vì vậy, tôi đưa ông chiếc đồng hồ Rolex Submariner.”
Theo dấu ngựa Mông cổ cùng Claudia Feh
Với Claudia Feh, người phụ nữ từng nhận giải thưởng Rolex, câu chuyện đầy cảm hứng và dự án tuyệt vời đưa đàn ngựa Przewalski trở lại đồng hoang Mông Cổ – nơi chúng vốn thuộc về – làm lay động bất kì ai từng một lần nghe đến.
Có mặt trên trái đất từ hơn 100,000 năm trước, giống ngựa hoang Mông Cổ với bản tính hoang dã và dữ tợn không thể thuần hoá này dần biến mất khỏi môi trường tự nhiên cách đây vài thập kỷ. Những cá thể ngựa hoang Przewalski cuối cùng được tìm thấy vào những năm 1960. Claudia Feh, với tình yêu dành cho loài ngựa hoang dã này, đã nhân giống chúng ở Pháp và đem giống ngựa hoang cuối cùng này trở về với môi trường tự nhiên.