Highlight

Atelier Wen “Porcelain Odyssey”: Khi truyền thống Trung Hoa đi vào giới chế tác

Thông qua Atelier Wen, cặp đôi nhà chế tác người Pháp không chỉ thể hiện niềm đam mê thời trang mà còn mang đến ấn tượng tuyệt mỹ về nghệ thuật chế tác đồng hồ và văn hóa Trung Hoa.

Feb 10, 2020 | By Hai Yen Ho

Kết hợp giữa từ “Atelier” (xưởng) trong tiếng Pháp và “Wen” (truyền thống) trong tiếng Trung, Atelier Wen do Wilfried Buiron và Robin Tallendier đồng sáng lập, thể hiện vẻ đẹp sang trọng của Trung Quốc đương đại qua góc nhìn của người Pháp. Buiron lớn lên ở Hồng Kông, học tại Đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa và nói tiếng Hoa lưu loát. Trong khi đó, Tallendier lại có kinh nghiệm sâu rộng về ngành đồng hồ Trung Quốc và là cố vấn nước ngoài trẻ nhất về horology trong Hiệp hội Đồng hồ Trung Quốc.

Thông qua Atelier Wen, cặp đôi người Pháp hy vọng không chỉ thể hiện gu thời trang tinh tế, mà còn truyền đạt ấn tượng về nền văn hóa Trung Hoa. Atelier Wen đã làm điều đó theo cách đầy đột phá, để thể hiện nghệ thuật đồng hồ Trung Quốc với thẩm mỹ phương Đông truyền thống.

“Porcelain Odyssey” là series ra mắt của Atelier Wen, cặp đồng hồ được đặt tên theo các ký tự Trung Quốc liên quan đến màu sắc mặt số – “Ji” cho sắc xanh đặc trưng của triều nhà Nguyên, và “Hao” cho màu trắng thuần khiết.

Sử dụng bộ máy SL-3006 cấp cao nhất (được trang trí bằng họa tiết cotes de genve trên rôto và perlage trên các tấm trên cùng) với mức dự trữ năng lượng 41 giờ từ Nhà máy Đồng hồ Peacock Đan Đông, Porcelain Odyssey của Atelier Wen khéo léo thể hiện các yếu tố thiết kế và thủ công Trung Quốc, như mặt số bằng sứ theo phong cách gốm sứ truyền thống. Bên dưới mặt số là bộ máy Trung Quốc điều chỉnh ở 5 vị trí và chạy với sai số không quá +/- 10 giây mỗi ngày.

Với bản chất giống nhau về mặt cấu ​​trúc của bộ máy SL-3006 và 2824 có mặt ở khắp nơi, các nhà thiết kế đã quyết định che chắn nó với nắp lưng được chạm nổi hình ảnh loài chim linh vật của Trung Hoa, đi tiên phong trong tính thẩm mỹ thuần túy và tập trung vào khía cạnh thiết kế.

霁 và 皓

Vẻ đẹp mang đậm chất Á Đông này không thể có được nếu thiếu đi vai trò của Liu Yuguan và Li Mingliang, hai nhà thiết kế hàng đầu từ một trong những học viện thiết kế tốt nhất của Trung Quốc. Trong đó, Ji mang màu xanh hiếm có được tạo ra từ lapis lazuli trong nhiều thế kỷ trước, cho thấy một màu sứ độc đáo trên mặt số mang nhiều sắc độ dưới ánh đèn khác nhau.

Mặt đồng hồ Ji cũng có các chấm giờ được mạ rhodium thủ công và cọc số hình baton. Diện mạo Phương Đông đến từ các yếu tố đặc biệt như họa tiết cách điệu Huiwen thay cho vạch phút hình đường ray; kim hình lá phản chiếu ánh sáng giống như các cọc số. Cuối cùng, mặt số phụ mang tính biểu tượng hơn là chức năng, đại diện cho Đạo giáo Bagua.

Mặt khác, Hao sử dụng mặt số bằng sứ màu trắng hoa nhài được trang trí với các yếu tố màu xanh để tỏ lòng tôn kính với đồ sứ Thanh Hoa nổi tiếng. Kết hợp với cấu trúc tương tự như đồng hồ bấm giờ chronometer của Pháp và Thụy Sĩ những năm 1950, đồng hồ có kiểu dáng đẹp và không phô trương nhưng vẫn rất bắt mắt. Mặt số phụ ở đây là một sự tôn kính đối với hệ thống đo thời gian truyền thống có tên là Dizhi. Các chữ đại diện cho số 5 và 10 thể hiện những khoảnh khắc quan trọng trong ngày: bình minh và hoàng hôn.

Thông qua loạt sản phẩm Porcelain Odyssey mới của Ateiler Wen, Buiron và Tallendier hoàn toàn cho thấy họ có thể mang đến một tầm cỡ quốc tế cho thương hiệu lấy cảm hứng sâu sắc từ di sản Trung Quốc, mở ra chân trời mới cho nghệ thuật chế tác khi vẫn còn rất nhiều dấu ấn trong văn hóa và thẩm mỹ Trung Hoa và rộng hơn là truyền thống Viễn Đông-Châu Á vẫn chưa được khai thác.

30 chiếc đầu tiên được ra mắt với giá 720 USD mỗi chiếc, và giá thậm chí giảm xuống chỉ còn 599 USD vào ngày Black Friday.


 
Back to top