Đồng hồ lặn và vấn đề vận động bảo vệ môi trường
Rất nhiều các thương hiệu có chế tác đồng hồ lặn hoặc không, đều đang ủng hộ nhiệt thành cho vấn đề bảo tồn đại dương, thông qua quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ hàng đầu hoặc các sáng kiến không thường xuyên.
Vào đầu thế kỷ 20, khả năng chống nước đánh dấu một tiến bộ kỹ thuật đáng kể cho đồng hồ đeo tay. Bằng cách làm kín vỏ đồng hồ để chống lại hơi nước và độ ẩm chủ yếu bằng các loại gioăng cải tiến (gasket) và núm vặn chống nước, các nhà chế tác đồng hồ cũng bảo vệ sản phẩm chống lại sự xâm nhập của bụi bẩn có thể làm kẹt bộ máy.
Khả năng chống nước đánh dấu một tiến bộ kỹ thuật đáng kể cho đồng hồ đeo tay vào đầu thế kỷ XX. Bằng cách làm kín các trường hợp chống ẩm và độ ẩm, chủ yếu bằng các miếng đệm cải tiến và núm vặn vặn xuống, các nhà chế tạo đồng hồ cũng bảo vệ chống lại sự xâm nhập của bụi bẩn có thể làm “kẹt” cơ chế. Những bước phát triển tiếp theo đã trang bị thêm cho đồng hồ lặn khả năng hoạt động trong các điều kiện khắc nghiệt nhất (với những mẫu đồng hồ chuyên nghiệp).
Đồng hồ lặn ngày nay được nhiều người coi là nguyên mẫu của một chiếc đồng hồ cơ khí mạnh mẽ và đáng tin cậy: là bạn đồng hành lý tưởng trong mọi tình huống nhưng cũng là trợ thủ quan trọng khi được sử dụng như một phần của thiết bị lặn.
Vì thế, tiêu chuẩn quốc tế ISO 6425 dành cho đồng hồ lặn được ra đời vào năm 1982 (sửa đổi vào năm 1996 và 2018). Để một chiếc đồng hồ lặn đảm bảo đủ điều kiện như vậy (cùng với các thông số kỹ thuật khác), ở dưới độ sâu 100m nó phải hoạt động được, có thể xem thông số trong bóng tối, chống va đập, có viền đồng hồ xoay được (rotating bezel) và dây đeo được gắn chắc chắn vào vỏ đồng hồ.
Những thương hiệu đầu tiên tự định vị bản thân trên thị trường đồng hồ lặn đã sản xuất những chiếc đồng hồ theo thông số kỹ thuật của quân đội hoặc cho mục đích sử dụng chuyên nghiệp. Khi công chúng khám phá ra niềm vui của những kỳ nghỉ bãi biển và lúc các môn thể thao dưới nước, bao gồm cả lặn biển, trở nên phổ biến hơn, đồng hồ lặn đã xuất hiện ngày càng nhiều trong catalog của các thương hiệu.
Ngày nay, chúng ta đang chìm trong làn sóng của những chiếc đồng hồ lặn, có hoặc không có tính chính thống về mặt lịch sử, có hoặc không có những bộ phận phức tạp bên trong, nhưng luôn luôn có một xu hướng về môi trường hiếm thấy cho đến nay. Lý do rất đơn giản: dù hoàn hảo đến đâu, một chiếc đồng hồ có nguy cơ sẽ mất đi một số tính năng kỳ diệu khi “môi trường sống tự nhiên” của nó bị suy giảm. Và vì vậy, chính những nhà chế tác đồng hồ đã tham gia vào cuộc đua giải cứu đại dương.
Hai thương hiệu có kinh nghiệm hàng chục năm trong lĩnh vực đồng hồ lặn đã có những cam kết nổi bật để bảo tồn đại dương. Năm 1927, Rolex đã giới thiệu chiếc đồng hồ chống nước Oyster. Còn Blancpain đã đi sâu vào đáy đại dương vào năm 1952 với chiếc Fifty Fathoms được chế tác theo các thông số đặc biệt dành cho thợ lặn chiến đấu của Hải quân Pháp. Trong gần 1 thế kỷ, Oyster đã là biểu tượng của sự bền bỉ mà Rolex đã biển đổi nó thành “cách suy nghĩ về vị trí của chúng ta trên thế giới và một khát vọng cống hiến” – Thương hiệu này gọi nó là “tinh thần vĩnh cửu”.
Lấy cảm hứng từ những chiếc đồng hồ được chế tác có độ bền lâu dài với thời gian, Rolex cam kết hành động vì lợi ích của các thế hệ tương lai. Kể từ năm 2019, mọi nỗ lực đều được đưa vào Sáng kiến Hành tinh vĩnh cửu. Theo cách nói của Rolex thì họ “hỗ trợ những ai sử dụng khoa học để hiểu những thách thức về môi trường của thế giới và những người đang tìm cách để phục hồi sự cân bằng của hệ sinh thái, đặc biệt là các đại dương – nơi đang phải chịu rất nhiều áp lực về môi trường”.
Đại dương là yếu tố cốt lõi của Sáng kiến Hành tinh vĩnh cửu và công tác nghiên cứu hải dương học là điểm nổi bật trong số các dự án được hỗ trợ bởi sáng kiến này. Một trong những dự án như vậy là Mission Blue với người đứng đầu là nhà bảo vệ môi trường biển Sylvia Earle. Được thành lập vào năm 2010, Mission Blue xác định các khu vực quan trọng đối với sức khỏe của đại dương và các khu vực sinh thái cần được bảo vệ như các điểm Hope Spots. Kể từ năm 2014, số lượng của chúng đã tăng từ 50 lên 112 với mục tiêu đầy tham vọng là vào năm 2030 – sẽ có 30% đại dương được bảo vệ so với 8% như hiện tại.
Kể từ năm 1974, Rolex cũng là đối tác của Hiệp hội Our World Underwater Scholarship, một tổ chức huy động cộng đồng khoa học rộng lớn.
Cũng được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của Rolex, chương trình Under the Pole đã mở rộng ranh giới của việc thám hiểm dưới nước. Danh sách chưa đầy đủ này cung cấp thước đo cho những nỗ lực của Rolex trong việc hỗ trợ hành tinh. Ra đời sau một số cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất của con người trong thế kỷ XX, Rolex đang dựa vào kỹ năng khéo léo của của nhân loại để thực thi và hoàn thành sứ mệnh của mình.
Blancpain cũng có tư duy giống như vậy với Cam kết về Đại dương của Blancpain: “Việc khám phá và bảo tồn các đại dương trên thế giới là điều cốt lõi với Blancpain. Với di sản gần 70 năm của chiếc đồng hồ lặn Fifty Fathoms, thương hiệu đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các nhà thám hiểm, nhiếp ảnh gia, khoa học gia và các nhà bảo vệ môi trường – những người trân trọng nguồn tài nguyên quý giá này. Mối đồng cảm đó đã trở thành quyết tâm để hỗ trợ các hoạt động và sáng kiến quan trọng đối với các đại dương”.
Một trong những sáng kiến đang được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của Blancpain trong nhiều năm qua là Pristine Seas. Mục đích của dự án này là để khám phá và bảo vệ một số khu vực đại dương hoang sơ còn sót lại. Ngoài ra còn có dự án Gombessa của Laurent Ballesta – tổ chức các cuộc thám hiểm để nghiên cứu một số sinh vật biển hiếm và khó tiếp cận nhất. Blancpain cũng hỗ trợ cho sứ mệnh nghiên cứu loài cá mập đầu búa lớn.
Ngoài ra, thương hiệu này còn đưa vấn đề biển tới nhiều đối tượng hơn thông qua các cuộc triển lãm nhiếp ảnh dưới nước và là đối tác tổ chức cuộc thi ảnh cho Ngày Đại dương Thế giới của Liên Hợp Quốc. Blancpain cũng hỗ trợ Hội nghị Thượng đỉnh Đại dương Thế giới của tờ The Economist và vào tháng 10.2020 đã công bố quan hệ đối tác với Oceana – tổ chức quốc tế lớn nhất chỉ dành riêng cho việc bảo tồn đại dương.
Bên cạnh 2 cái tên của Blancpain & Rolex là cả một nhóm thương hiệu đang xếp hàng hành động để cứu biển và đại dương của chúng ta. Hãy nghĩ về Panerai, thương hiệu có lịch sử là nhà sản xuất đồng hồ lặn từ năm 1936 và Radiomir, ngoài ra còn có Alpina, Audemars Piguet, Breguet, Breitling, Carl F. Bucherer, Certina, Hublot, IWC, Jaeger-LeCoultre, Omega, Oris, Tudor , Ulysse Nardin, và danh sách vẫn tiếp tục mở rộng. Tất cả các thương hiệu này đều là ủng hộ nhiệt thành cho việc bảo tồn đại dương, thông qua quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ hàng đầu hoặc các sáng kiến không thường xuyên.
Hiện trạng của đại dương mang lại cho các thương hiệu một hoạt động vì môi trường phù hợp với nguyện vọng sâu xa nhất của họ. Và mặc dù việc đầu tư tiền vào một dự án xứng đáng luôn dễ dàng hơn là làm sạch chuỗi cung ứng, nhưng hành động ủng hộ môi trường của họ luôn giúp họ có lợi – khi đóng góp vào một trong những sự nghiệp vĩ đại nhất của thế kỷ, với tư cách là những nhà vô địch của các giá trị đạo đức toàn vẹn và xác thực.