Breitling – di sản trăm năm và hành trình chinh phục bầu trời
Giấc mơ khám phá vũ trụ luôn được con người theo đuổi dù ở bất cứ thời đại nào. Bên cạnh những phương tiện kỹ thuật hiện đại thì gắn liền với hành trình của các nhà thám hiểm chinh phục, hiện thực hóa giấc mơ ấy là những chiếc đồng hồ phi công - một công cụ đo thời gian chuẩn xác không thể thiếu.
Những chiếc đồng hồ với logo hình chữ B có cánh từ lâu đã thành biểu tượng cho hành trình khám phá đầy mới mẻ. Dù ở dưới nước hay trên đất liền – Breitling là một trong những lựa chọn đầu tiên cho nhà sưu tầm ưa thích dịch chuyển.
Léon Breitling và tình yêu với những cỗ máy thời gian
Ngài Léon Breitling sinh năm 1860, trong một gia đình người Đức. Ngài chuyển đến Thuỵ Sĩ sau khi kết thúc học nghề ở Đức. Chính từ đây, những chiếc đồng hồ đã cuốn hút ngài, và giúp Léon Breitling định hình được tương lai của mình: chế tác những cỗ máy thời gian có thể ứng dụng và đo lường trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Năm 1882, thế giới đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ nhất của cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 19. Trong thời đại đó, các môn thể thao và ô tô cạnh tranh bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu tìm kiếm các công cụ đo lường thời gian chính xác ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, sức mạnh của nền công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng trên nhiều thành phố ở Châu Âu và Hoa Kỳ đặt ra yêu cầu về những công cụ tính toán thời gian một cách chính xác.
Có thể nói. đây thời kỳ vàng son của ngành kinh tế công nghiệp khi có nhiều phát minh được bố. Công nghiệp, khoa học và thể thao đều có những bước tiến nhảy vọt. Và nhân chứng lịch sử của tất cả những sự thay đổi này chính là những chiếc đồng hồ đến từ thương hiệu Leon Breitling.
Quan điểm của Breitling về những nỗ lực tiến bộ và phát triển này sẽ cần đến những công cụ tính toán thời gian chuẩn xác hơn, gióng lên hồi chuông thế giới công nghệ đang cần sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn thế giới đồng hồ bấy giờ.
Năm 1884, khi chỉ mới 24 tuổi, Léon Breitling từng trải qua quãng thời gian học việc trong một cơ sở sản xuất đồng hồ đã bắt đầu việc kinh doanh. Ngài thành lập một trung tâm sản xuất nhỏ tại Saint-Imiere ở Bernese Jura của Thụy Sĩ. Nhiều người cho rằng việc thành lập thương hiệu Breitling đánh dấu cột mốc đặc biệt này trong cuộc đời của Léon: cả cuộc đời ngài cống hiến hết mình cho niềm đam mê với những bộ máy đồng hồ bấm giờ.
Nhà chế tác đồng hồ bậc thầy Leon Breitling mong muốn tạo ra những chiếc đồng hồ và những dụng cụ đo thời gian với độ chính xác vượt trội để có thể sử dụng được cho mọi thứ từ ngành công nghiệp cho đến các môn thể thao. Đó chính là động lực đã giúp thúc đẩy công ty Breitling có được những bằng sáng chế tuyệt vời dành cho đồng hồ bấm giờ chronograph và đồng hồ thể thao.
Giới hạn không nằm ở bầu trời hay đất liền mà là chính bản thân chúng ta
Không ngoa khi nói bầu trời chính là niềm cảm hứng của Ngài Leon Breitling. Ngay từ khi có ý tưởng đưa những cỗ máy “nặng hơn không khí” lên bầu trời, ngài Leon Breitling và đội ngũ sớm bắt tay vào giải quyết bài toán bộ máy đếm thời gian với thiết kế dễ dàng sử dụng giúp những phi công/ phi hành gia có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bay.
Thời điểm đó, những chiếc đồng hồ bỏ túi cùng sợi dây xích to bản rất phổ biến. Tuy nhiên tính chính xác cũng như cồng kềnh đã gây không ít phiền toái cho các phi công. Vì vậy, Ngài Leon Breitling đã phác hoạ một loại đồng hồ mang thiết kế và tính năng riêng biệt dành cho lĩnh vực hàng không hoặc quân sự. Loại đồng hồ này có thể xác định thời gian, tính toán khoảng cách, thời gian bay, định vị tọa độ dựa trên góc giờ,…
Qua nhiều cuộc thí nghiệm và kiểm tra kĩ lưỡng, Leon Breitling lần đầu tiên công bố chiếc đồng hồ Chronograph đeo tay trên thế giới có nút bấm tách biệt với núm crown, sử dụng vô cùng dễ dàng trên bầu trời tránh được trọng lực. Chiếc đồng hồ nhanh chóng nhận được sự chú ý từ giới mộ điệu nói chung và phi công nói riêng.
Năm 1914, con trai ngài Leon là Gaston tiếp quản công ty. Thời bấy giờ, đồng hồ đeo tay đang nhận sự thu hút lớn, và Breitling là một trong những công ty đầu tiên sản xuất đồng hồ bấm giờ đeo tay. Hơn thế nữa, Gaston có ý tưởng vô cùng tài tình khi tạo ra một chiếc kim đẩy độc lập với núm vặn và có thể xử lý cả ba chức năng chronograph: bắt đầu, dừng và đặt lại. Đó là cách Breitling phát minh ra chiếc đồng hồ chronograph push-piece đầu tiên vào năm 1915.
Đối với một phi công, chẳng có gì quan trọng hơn một chiếc đồng hồ hoạt động ổn định và hiệu quả ngay cả trong điều kiện từ trường mạnh. Điều này xuất phát từ nguyên do buồng lái máy bay thường có rất nhiều từ trường mà những đồng hồ thông thường không thể chống chịu được lực này và hoạt động chính xác được. Vào những năm 1930, Breitling thậm chí còn tham gia vào buồng lái máy bay nhằm tìm cách cải thiện độ tin cậy, hiệu suất và chức năng của các công cụ đo lường này. Ngài chưa từng khuất phục trước bất kì thử thách nào, bởi vì “Giới hạn của sự sáng tạo là con người”.
Những chiếc máy bay đi vào bầu trời cũng là lúc thương hiệu Breitling trở nên phổ biến. Cho dù là phát triển những chiếc đồng hồ đeo tay cho phi công hay những thiết bị bảng điều khiển giúp đo thời gian và điều hướng trên không, những chiếc đồng hồ Breitling đã giúp cho buồng lái trở thành nơi tiện dụng và dễ dàng hơn rất nhiều.
Thương hiệu Breitling nhanh chóng được quốc tế công nhận vì những đóng góp và phát triển của họ trong lĩnh vực thiết bị đo thời gian hàng không. Đồng hồ Breitling được giới chuyên môn đánh giá cao. Chỉ trong một thời gian ngắn, Breitling đã ký kết và trở thành đơn vị sản xuất đồng hồ bấm giờ chronograph cho Không quân Hoàng gia. Có thể nói rằng, chính các cỗ máy thời gian của Breitling là chứng nhân lịch sử của nhiều trận chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thách thức sinh ra là để chinh phục
Trong khi Châu Âu vẫn đang chìm vào bóng tối của cuộc chiến, Willy Breitling lên nắm quyền điều hành thương hiệu Breitling. Thời điểm này, Đức đang bao vây Thụy Sĩ và ngăn chặn việc xuất khẩu các mặt hàng, đặc biệt là những mặt hàng có thể sử dụng được trong chiến tranh, bao gồm cả những chiếc đồng hồ của Breitling.
Thế nhưng Willy không đầu hàng và nản lòng. Ngài cùng những người bạn của mình lái xe đến một cánh đồng gần nhà máy sản xuất Breitling và thiết lập một đường băng tạm thời với những chiếc đèn pha ô tô và một chiếc chutzpah lớn. Sau đó, những chiếc máy bay được chất đầy những tác phẩm quý giá đã được cất cánh ngay lập tức mà các sĩ quan tình báo của Đức không hề hay biết.
Để che mắt cơ quan tình báo Đức trong những lần gửi hàng nửa đêm, ngài Willy thường đi qua một quán bar địa phương trên con đường về nhà và thường xuất hiện với hình ảnh bên cạnh những ly rượu. Tuy điều này sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của ngài Willy Breitling nhưng chỉ cần những chiếc đồng hồ và thiết bị bảng điều khiển được xuất khẩu thành công.
Năm 1942, Breitling cho ra mắt mẫu bộ đếm “Chronomat”, một mẫu bộ đếm chronograph với thước trượt và lên giây cót tay. Cái tên Chronomat là sự kết hợp của hai từ “chornograph” (bộ đếm giờ) và “mathematics” (toán học). Chronomat sau đó được sử dụng chính thức trong Không lực Quốc gia Hoa Kỳ.
Năm 1947, người kế nhiệm Chronomat – Navitimer được giới thiệu tới công chúng. Navitimer chính là bước tiến lớn, giúp logo Breitling trở nên vững chắc trên cổ tay của các phi công. Quy tắc xoay tròn là một tính năng chính của Navitimer và có thể thực hiện dễ dàng các tính toán chỉ bằng cách xoay vòng bezel với các thông số kỹ thuật được khắc sẵn. Thời gian, tốc độ, khoảng cách và mức tiêu thụ nhiên liệu – Navitimer trở thành “bạn thân” không thể thiếu với các thế hệ phi công và chuyến công du bầu trời.
Nhưng Navitimer không chỉ thu hút sự chú ý trong ngành hàng không. Năm 1962, bản Cosmonaute đặc biệt được Scott Carpenter, một trong bảy phi hành gia của Project Mercury huyền thoại mang theo trên chuyến du hành ngoài vũ trụ. Carpenter yêu cầu Breitling phát triển một phiên bản đặc biệt của Navitimer với mặt số 24 giờ cho nhiệm vụ của mình để các phi hành gia có thể đọc thời gian chính xác và phân biệt giữa đêm và ngày khi ở ngoài vũ trụ. Bầu trời không còn là giới hạn nữa – Breitling đang vươn tới các vì sao.
Quay ngược thời gian, Breitling cũng đã chinh phục biển cả khi cho ra mắt chiếc đồng hồ Superocean vào năm 1957. Được chế tạo để phục vụ nhu cầu của những thợ lặn chuyên nghiệp và nghiệp dư, đây là một thiết kế khác của Breitling đã đứng vững trước thử thách của không gian và giới hạn nằm ở con người.
Khi hoà bình được tái thiết lập, một lần nữa câu hỏi đặt ra: liệu những chiếc đồng hồ bấm giờ chronograph có còn phù hợp? Ngay lập tức Breitling đã cho công chúng câu trả lời. Thương hiệu nhanh chóng thích nghi với thời đại và chế tác những chiếc đồng hồ mỏng hơn, thanh lịch hơn và hoàn toàn có thể phù hợp với những bộ suit hoặc thể thao. Bên cạnh đó, Breitling cũng bắt đầu bước chân sản xuất những chiếc đồng hồ dành cho phái nữ – vốn được định kiến rằng không phù hợp để đầu tư.
Cuộc đua khốc liệt và nỗ lực đưa cỗ máy Chronomatic tự động lên đồng hồ đeo tay của Breitling
Trong những năm 1960, nhu cầu về đồng hồ bấm giờ với cơ chế tự lên dây cót ngày càng rõ ràng. Breitling và ba nhà sản xuất khác đã bắt tay tham gia “Dự án 99” tuyệt mật. Năm 1969, bộ máy bấm giờ tự động được trình bày cùng lúc tại Geneva, New York, Hồng Kông và Beirut. Sự kiện này đã tạo tiếng vang giới mộ điệu toàn cầu.
Bộ máy được đặt tên là Chronomatic, nhấn mạnh sự kết hợp đột phá giữa đồng hồ bấm giờ và chuyển động tự động. Dải tác phẩm của Chronomatic bao gồm một số bộ chuyển động như: Calibre 11, Calibre 12, Calibre 14 và Calibre 15. Breitling đã lắp các cỗ máy này vào nhiều mẫu mới: Chronomatic, Co-Pilot Automatic, Chronomat Automatic và Automatic Navitimer.
Mặc cho những biến cố thăng trầm, Breitling vẫn hồi sinh rực rỡ và trở thành biểu tượng cho những chiến binh dũng cảm bất khuất của bầu trời. Tất cả đều nhờ mối nhân duyên kì lạ, tiếp bước hành trình tạo nên những di sản huyền thoại mà ngài Léon Breitling đã khởi đầu.