Markets

Corona sẽ làm giảm doanh số của các thương hiệu đồng hồ thuộc top đầu thế giới?

Báo cáo của một nhà phân tích cho biết: “Sự hiểu biết của chúng tôi chính là việc tiêu dùng xa xỉ ở Trung Quốc đã đột ngột dừng lại.”

Feb 21, 2020 | By Hai Yen Ho

Các thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ lo lắng về sự lây lan của virus Corona tại Hồng Kông. Cư dân tránh đi đến nơi đông người và luôn đeo khẩu trang, như nhân viên đứng bên ngoài một cửa hàng đồng hồ tại địa phương. Ảnh: Vincent Yu / AP

Sau một năm 2019 phá vỡ kỷ lục, trong đó xuất khẩu tăng 2,4% đạt 22,2 tỷ USD, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ hiện đang phải đối mặt với lo ngại rằng sự lây lan của virus Corona sẽ khiến mức tăng trưởng chậm lại vào năm 2020.

Các nhà sản xuất đồng hồ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc – “với tỷ lệ lên đến 50% doanh thu” – ông Luca Luca Solca, một nhà phân tích của Bernstein, cho biết trong một email. “Sự lây lan của đại dịch Corona mới sẽ khiến họ lâm vào tình trạng rất khó khăn.”

Điều đó đặc biệt đúng ở Hồng Kông, điểm đến số 1 của Thụy Sĩ cho xuất khẩu đồng hồ, nơi đang cố gắng ngăn chặn bất kỳ sự lây lan nào của virus trong khi vẫn chịu tác động của các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu vào tháng Sáu. Thành phố bán tự trị, một khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc, đã xác nhận vào giữa tháng 11 rằng họ đã bước vào cuộc suy thoái đầu tiên kể từ năm 2009.

Thierry Huron, người sáng lập The Mercury Project, một nhà tư vấn trang sức và đồng hồ Thụy Sĩ cho biết, xuất khẩu đồng hồ vào thành phố đã giảm 11,4% trong năm 2019 so với năm trước và xu hướng giảm không có dấu hiệu cải thiện.

Diễn biến của dịch viêm phổi cấp có khả năng tác động tiêu cực đến tình hình kinh doanh đồng hồ năm 2020

Tuy nhiên, xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục đã tăng 49% trong tháng 12 so với tổng số vào cuối tháng 12 năm trước, vào thời điểm trước Tết Nguyên đán ngày 25 tháng 1, là thời điểm phổ biến mua sắm và tặng quà theo truyền thống. Nhưng các báo cho thấy doanh số bán hàng trong tháng 1 bị ảnh hưởng rộng rãi bởi sự bùng phát virus ở thành phố Vũ Hán trung tâm của Trung Quốc, và việc hạn chế du lịch bị áp đặt hàng chục triệu người trong khu vực để ngăn chặn căn bệnh này lây lan.

Tính đến ngày 13 tháng 2, ít nhất 1.491 người đã chết, toàn bộ đều tại Trung Quốc đại lục. Con số này đã vượt qua dịch SARS năm 2002-2003.

“Sự hiểu biết của chúng tôi chính là việc tiêu dùng xa xỉ ở Trung Quốc đã đột ngột dừng lại,” ông Solca đã viết trong một báo cáo cho các nhà đầu tư ngày 5/2.

Jean-Daniel Pasche, chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ, cho biết trong một email rằng ảnh hưởng của dịch bệnh “sẽ phụ thuộc vào độ kéo dài và mức độ nghiêm trọng”.

Các cửa hàng tại châu Á sẽ là nơi chịu tác động nhiều nhất

Không còn cách nào khác, vào ngày 3 tháng 2, tập đoàn Swatch – đơn vị sở hữu bảy nhà sản xuất đồng hồ uy tín, bao gồm Blancpain, Breguet và Omega – đã thông báo rằng họ sẽ hủy một sự kiện báo chí toàn cầu dự kiến ​​diễn ra vào ngày 4 đến 6 tháng 3 tại Zurich vì không đảm bảo được tình hình bùng phát của virus.

Theo Alexander Linz, một phóng viên đồng hồ của WatchIDIA.com có ​​trụ sở tại Vienna, nếu virus không được kiểm soát vào cuối tháng 3, thì mọi thứ có thể thay đổi đáng kể.

Hàm ý của ông chính là hai sự kiện thường niên quan trọng nhất trong ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ, Watches & Wonders, triển lãm đồng hồ xa xỉ dự kiến ​​diễn ra từ ngày 25 đến 29 tháng 4 tại Geneva và triển lãm thương mại Baselworld, dự kiến ​​diễn ra từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 5 tháng 5 tại Basel, Thụy Sĩ.

Đại diện của cả hai sự kiện cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, sự kiện vẫn sẽ được tổ chức, dù họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe cộng đồng, kể cả các đại diện tham gia. Vào ngày 11 tháng 2, Bulgari, nhà kim hoàn La Mã thuộc sở hữu của LVMH, tuyên bố rút khỏi Baselworld. Giám đốc Điều hành Jean-Christophe Babin cho biết quyết định đã được đưa ra “khi cân nhắc đến tác động của SARS đối với triển lãm đồng hồ nhiều năm trước cũng như việc nhìn nhận rằng đại dịch vẫn đang lan rộng.”

Trong khi đó, các nhà sản xuất đồng hồ còn lại vẫn đang so sánh tác động của Corona so với SARS, vào thời điểm bắt đầu cuộc Chiến tranh Iraq và sự tăng giá mạnh của đồng euro so với đồng đô la đã góp phần làm giảm xuất khẩu lên đến 4,4%.

“Nếu cơn sốt truyền thông xung quanh virus Corona không nhanh chóng kết thúc, nó rất có thể gây ra thiệt hại kinh tế hơn nhiều so với 17 năm trước,” theo ông Maxim Maximilian Büsser, người sáng lập và giám đốc sáng tạo của thương hiệu MB&F có trụ sở tại Geneva, cho biết trong một email. “Có lẽ người chiến thắng duy nhất sẽ là các nền tảng thương mại điện tử – vì người tiêu dùng ở một số nơi trên thế giới không dám mạo hiểm ra khỏi nhà của họ.”

The New York Times

 
Back to top