The Talks

Gặp gỡ Austen Chu: Nhà sưu tầm millennial “lão làng” trong thế giới đồng hồ

Với hơn 123.000 người theo dõi trên tài khoản Instagram chuyên về đồng hồ và là thành viên sáng lập của Watch Gang Thượng Hải, Austen Chu xứng đáng là nhà sưu tầm nổi bật của châu Á dù vẫn nằm trong độ tuổi millennial. 

Mar 11, 2022 | By Hai Yen Ho

Ngay cả cách đây hơn 10 năm, bức tranh ngành công nghiệp đồng hồ của Trung Quốc vẫn còn rất sơ khai. Vào đầu những năm 2000, đất nước này vẫn thấm đẫm văn hóa tặng quà, song các mẫu đồng hồ giá trị từ Thuỵ Sĩ lại ít khi được đưa vào cân nhắc. Tuy nhiên, thời gian đã thay đổi tất cả. Giờ đây, nhà sưu tầm Trung Quốc của thế kỷ 21 đang chứng tỏ là những người hiểu biết, có tư duy toàn cầu với lượng nhà sưu tầm thuộc thế hệ millennial ngày càng tăng.

Những tính từ như vậy hoàn toàn khớp với Austen Chu: doanh nhân 26 tuổi đằng sau tài khoản Instagram mang tên Horoloupe (với 123.000 người theo dõi); và là thành viên sáng lập của Watch Gang Thượng Hải. “Giống như các thị trường khác, thị trường Trung Quốc học hỏi và phát triển cực kỳ nhanh chóng,” Chu nói. “Hơn 30 năm trước hoàn không có gì. Bây giờ họ đang thu thập AP, Patek Philippe và Richard Mille”.

Austen Chu: Nhà sưu tầm thuộc thế hệ millennial

Giữa thế hệ lão làng trong thế giới đồng hồ, Chu bắt đầu cuộc chơi lúc vẫn còn khá trẻ. Bắt đầu sưu tầm từ năm 17 tuổi, anh đã tích lũy được một số lượng lớn đồng hồ sau nhiều năm, mà hầu hết đều tập trung vào những chiếc đồng hồ phức tạp của Thụy Sĩ – đồng hồ bấm giờ lộ cơ của AP, Patek Philippe siêu mỏng hay đồng hồ tourbillon. Tất nhiên, sự trỗi dậy của Instagram cũng đóng vai trò đáng kể. Nền tảng này đã mang đến cho các thương hiệu thông tin cần thiết để thích nghi trong thị trường xa xỉ hỗn loạn và phù du nhất thế giới.

“Nếu như phải mất đến 5 hoặc 6 năm cho sự thay đổi trong thị hiếu ở phương Tây thì ở đây chỉ mất từ một hoặc hai năm,” Chu nói. “Tôi nghĩ điều đó là nhờ vào các phương tiện truyền thông xã hội. Nếu bạn nhìn vào các nền tảng như Facebook và Instagram, cuộc trò chuyện về cơ bản bị chi phối bởi bốn thương hiệu – AP, Patek Philippe, Rolex và Richard Mille”.

Khi được hỏi về vai trò mà anh đóng trong việc định hình những cuộc trò chuyện kiểu này, Chu vẫn giữ nguyên quan điểm. “Thật lòng, tôi chỉ cần mua những gì tôi thích,” anh nói. Và dưới đây là bộ sưu tập đáng nể của Chu:

Audemars Piguet Royal Oak Concept Tourbillon Chronograph Openworked (tự động)

“Chiếc đồng hồ này cực kỳ đặc biệt với tôi. Nó không chỉ thể hiện đỉnh cao của những gì AP có thể đạt được về mặt thiết kế và kiến ​​trúc chuyển động, mà còn cho thấy phần còn lại của thế giới chế tạo đồng hồ nghĩ về họ – liên tục vượt qua các ranh giới trong thiết kế và hình thức.”

“Tôi đã đề cập nhiều lần rằng không ai làm đồng hồ lộ cơ giống như AP: rôto ngoại vi có thể nhìn thấy trên mặt số khiến cho chiếc Royal Oak Concept trở thành mẫu đồng hồ tự động độc nhất vô nhị. Điều làm cho tác phẩm này trở nên đặc biệt hơn nữa là nó đã ra mắt toàn cầu thông qua Instagram của tôi: Tôi tin rằng điều này đánh dấu lần đầu tiên AP phá vỡ truyền thống ra mắt khi thông qua một nhà sưu tập thay vì các kênh báo chí truyền thống”.

Audemars Piguet Royal Oak Perpetual Calendar (bằng gốm đen)

“Đây có lẽ là chiếc đồng hồ mà tôi đeo nhiều nhất. Tại sao? Rất đơn giản, nó rất bền, chống trầy xước; và trông khá khiêm nhường vì vỏ gốm màu đen. Điều còn ấn tượng hơn là kỹ thuật hoàn thiện của AP (trên vỏ và dây đeo) khiến cho gốm trông giống như một loại kim loại quý. Toàn bộ chiếc đồng hồ sáng bóng theo kiểu tôi chưa từng thấy được ở bất kỳ chiếc đồng hồ gốm được sản xuất bởi các thương hiệu khác. Với ánh sáng môi trường phù hợp, chiếc đồng hồ thực sự có màu bạc/xám nhạt”.

Audemars Piguet Royal Oak “A-Series” (Ref. 5402ST)

“Chiếc đồng hồ này báo hiệu một sự thay đổi mô hình trong toàn bộ ngành công nghiệp. Có lẽ nhiều người đã biết rằng 5402ST là chiếc Royal Oak đầu tiên từng có; và sau đó nó có giá cao hơn một chiếc đồng hồ Rolex bằng vàng nguyên khối. Tôi đã rất may mắn khi gần đây mua được 5402 A-Series, với hộp và giấy tờ gốc – tất cả được xác minh bởi Bảo tàng AP”.

“Một trong những lý do khiến tôi yêu chiếc đồng hồ này là vì mặt số: nó đã ngả màu từ tông xanh đậm ban đầu đến màu xám rất đồng đều. Điều này có thể liên quan đến thực tế là chiếc Royal Oak ban đầu được bán cho Ahmed Seddiqi, và vì mặt trời ở Trung Đông rất mạnh, các tia UV có thể đã khiến mặt số đổi màu theo cách rất đặc biệt này”.

Patek Philippe Nautilus Perpetual Calendar (Ref. 5740)

“Không cần phải giới thiệu dài dòng, Ref. 5740 là chiếc đồng hồ thể thao phức tạp nhất từng được sản xuất bởi Patek. Mặt số màu xanh là tuyệt đẹp và mẫu có số tham chiếu này cuối cùng đã thấy sự chuyển đổi từ vòng đeo tay gấp đơn truyền thống sang gấp đôi! Cả vỏ và dây đeo đều được làm từ vàng trắng 18k, và một trong những lý do chính khiến tôi yêu thích chất liệu này là vì nó bị oxy hóa theo thời gian – tạo ra màu sắc rượu sâm banh độc đáo.

Hamilton Jazzmaster Face 2 Face

Đây là bước đột phá đầu tiên của tôi trong thế giới đồng hồ. Tôi bắt đầu kiếm tiền từ khi 15 tuổi và mua chiếc đồng hồ này một năm sau đó. Vào thời điểm đó, nó tiêu tốn 70 phần trăm tất cả số tiền tôi đã tiết kiệm được nhưng là chất xúc tác khơi dậy niềm đam mê sưu tập đồng hồ trong tôi. Tôi nhớ rõ ràng nó là chiếc đồng hồ đầu tiên tôi từng thấy, nó mang lại cho tôi cảm giác cháy bỏng, gần như kiểu “tình yêu gà bông” thời đi học, và điều đó đã thúc đẩy tôi mua nó bằng bất cứ giá nào.

Theo Lifestyle Asia

 
Back to top